Lẽ thường tình khi làm một việc gì đó người ta đều muốn thành công. Nhưng thật sự có như mong muốn hay không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Một trong những yếu tố quan trọng nhất là phương pháp. Việc học tiếng Anh cũng không ngoại lệ. Để có được vốn từ vựng kha khá “lận lưng” nhất định người học phải thật kiên trì trừ khi bạn là thần đồng xem đâu nhớ đó!
1. ĐỘNG CƠ HỌC TẬP:
Một khi giỏi tiếng Anh người lao động dễ dàng được câng nhắc lên vị trí cao hơn và nhận được mức lương xứng đáng. Những người khác có thể giao tiếng Anh với người nước ngoài một cách thoải mái. Vượt qua các bài kiểm tra tiếng Anh với điểm số làm bạn bè ngưỡng mộ! Hay như đơn giản để xem phim Mỹ mà không cần phụ đề!
Trong quá trình học chắn chắc không tránh khỏi sự chán nản, hãy xem lại ngay động cơ thúc đẩy việc học của bạn. Từng bước vượt qua sự chán nản sẽ giúp bạn có thêm nghị lực phấn đấu cho việc học cũng như cho cuộc sống của bản thân.
Khi đã có động cơ học tập chúng ta tiến đến khơi gợi niềm đam mê bản thân.
2. KHƠI GỢI ĐAM MÊ:
Có động cơ học tập thôi chưa đủ, bạn còn phải biết đam mê. Nếu không có niềm đam mê chắc chắn bạn sẽ chán nản và bỏ dỡ giữa chừng. Học tiếng Anh lại là một việc khó khăn đòi hỏi sự cố gắng và kiên trì nên cần sự đam mê hơn bao giờ hết.
Khi việc học trở nên thú vị, bài học sẽ mau chóng nằm lòng, ít mất thời gian và công sức hơn.
Vậy làm sao tạo được hứng khởi cho việc học tiếng Anh? Vấn đề này sẽ được
3. LẬP KẾ HOẠCH:
Bạn dự định học bao nhiêu từ mới trong một năm, một tháng, một tuần hay một ngày? Hãy lập kế hoạch với thời gian càng chi tiết càng tốt.Trước khi việc học trở thành thói quen, đừng cố gắng học quá nhiều từ một ngày trừ khi bạn chỉ tập trung làm mỗi việc học tiếng Anh mà thôi! 30 phút mỗi ngày là đủ để bạn xoay sở cho việc này.
4. MỘT PHƯƠNG PHÁP HỌC TỪ VỰNG:
Giả sử chúng ta lấy mốc thời gian thứ Hai bắt đầu với 10 từ mới. Thứ Ba tiếp tục nghiên cứu 10 từ khác và dành ít phút đầu buổi học xem lại 10 từ của thứ Hai. Thứ Tư tiếp tục học 10 từ khác nữa và xem lại 10 từ của thứ Hai và 10 từ của thứ Ba. Tương tự bạn vừa học thêm từ mới vừa xem từ của tất cả những ngày trước đó.
Đến tuần sau đó, 10 từ thứ Hai đã trở nên quen thuộc hãy thôi xem lại. Rồi hôm sau đó nữa dừng xem lại 10 từ của thứ Ba. Cứ như vậy quá trình nghiên cứu từ mới diễn ra song song với quá trình ngừng ôn lại những từ cũ.
Sau một tuần kể từ khi ngừng xem lại 10 từ của thứ Hai, bạn dành thêm 10 phút đầu buổi học để xem lại tất cả những từ ngừng xem lại trước đó.
Tương tự như vậy cuối mỗi tháng hãy xem lại tất cả những từ đã thôi xem lại trong tháng đó. Một năm và có thể lâu hơn nữa cũng thế!
Nhược điểm của cách học học này chính là ở chỗ kéo dài liên tục ngày này qua ngày. Nếu người học không có sự kiên trì sẽ bỏ dở giữa chừng. Nhưng bù lại việc vừa ôn cũ vừa học mới sẽ giúp người học nhớ lâu.
Nếu bạn vận dụng cách học này kết hợp với kiến thức về tiếp đầu ngữ (prefix, tiền tố) và tiếp vĩ ngữ (suffix, hậu tố) trong tiếng Anh chắc chắn bạn sẽ có vốn từng vựng khá.
5. PHƯƠNG PHÁP HỌC MỘT TỪ MỚI:
Theo tiến trình tự nhiên con người ta từ biết nghe, rồi nói, kế đến đọc và sau cùng viết. Để học một từ mới bạn cũng nên theo tiến trình này.
Đầu tiên chúng ta sẽ tập nghe giọng bản ngữ phát âm nó như thế nào. Rồi sau đó tập phát âm lại. Tiếp theo xem nghĩa của từ và ví dụ cách dùng rồi tập viết câu dùng từ đó.
Khi thấy một từ mới bạn không nhất thiết phải biết nghĩa tiếng Việt của nó. Mỗi từ có nghĩa trong ngữ cảnh nhất định. Hãy ghi lại cả câu có dùng từ đó. Dần dần với vốn từ ngày càng tăng bạn sẽ hiểu nghĩa của cả câu từ đó suy ra nghĩa của từ.
Cuốn sách English Vocabulary Organiser sẽ giúp bạn học tốt từ vựng hơn. Vào đây để tải về: Download
1. ĐỘNG CƠ HỌC TẬP:
Một khi giỏi tiếng Anh người lao động dễ dàng được câng nhắc lên vị trí cao hơn và nhận được mức lương xứng đáng. Những người khác có thể giao tiếng Anh với người nước ngoài một cách thoải mái. Vượt qua các bài kiểm tra tiếng Anh với điểm số làm bạn bè ngưỡng mộ! Hay như đơn giản để xem phim Mỹ mà không cần phụ đề!
Trong quá trình học chắn chắc không tránh khỏi sự chán nản, hãy xem lại ngay động cơ thúc đẩy việc học của bạn. Từng bước vượt qua sự chán nản sẽ giúp bạn có thêm nghị lực phấn đấu cho việc học cũng như cho cuộc sống của bản thân.
Khi đã có động cơ học tập chúng ta tiến đến khơi gợi niềm đam mê bản thân.
2. KHƠI GỢI ĐAM MÊ:
Có động cơ học tập thôi chưa đủ, bạn còn phải biết đam mê. Nếu không có niềm đam mê chắc chắn bạn sẽ chán nản và bỏ dỡ giữa chừng. Học tiếng Anh lại là một việc khó khăn đòi hỏi sự cố gắng và kiên trì nên cần sự đam mê hơn bao giờ hết.
Khi việc học trở nên thú vị, bài học sẽ mau chóng nằm lòng, ít mất thời gian và công sức hơn.
Vậy làm sao tạo được hứng khởi cho việc học tiếng Anh? Vấn đề này sẽ được
3. LẬP KẾ HOẠCH:
Bạn dự định học bao nhiêu từ mới trong một năm, một tháng, một tuần hay một ngày? Hãy lập kế hoạch với thời gian càng chi tiết càng tốt.Trước khi việc học trở thành thói quen, đừng cố gắng học quá nhiều từ một ngày trừ khi bạn chỉ tập trung làm mỗi việc học tiếng Anh mà thôi! 30 phút mỗi ngày là đủ để bạn xoay sở cho việc này.
4. MỘT PHƯƠNG PHÁP HỌC TỪ VỰNG:
Giả sử chúng ta lấy mốc thời gian thứ Hai bắt đầu với 10 từ mới. Thứ Ba tiếp tục nghiên cứu 10 từ khác và dành ít phút đầu buổi học xem lại 10 từ của thứ Hai. Thứ Tư tiếp tục học 10 từ khác nữa và xem lại 10 từ của thứ Hai và 10 từ của thứ Ba. Tương tự bạn vừa học thêm từ mới vừa xem từ của tất cả những ngày trước đó.
Đến tuần sau đó, 10 từ thứ Hai đã trở nên quen thuộc hãy thôi xem lại. Rồi hôm sau đó nữa dừng xem lại 10 từ của thứ Ba. Cứ như vậy quá trình nghiên cứu từ mới diễn ra song song với quá trình ngừng ôn lại những từ cũ.
Sau một tuần kể từ khi ngừng xem lại 10 từ của thứ Hai, bạn dành thêm 10 phút đầu buổi học để xem lại tất cả những từ ngừng xem lại trước đó.
Tương tự như vậy cuối mỗi tháng hãy xem lại tất cả những từ đã thôi xem lại trong tháng đó. Một năm và có thể lâu hơn nữa cũng thế!
Nhược điểm của cách học học này chính là ở chỗ kéo dài liên tục ngày này qua ngày. Nếu người học không có sự kiên trì sẽ bỏ dở giữa chừng. Nhưng bù lại việc vừa ôn cũ vừa học mới sẽ giúp người học nhớ lâu.
Nếu bạn vận dụng cách học này kết hợp với kiến thức về tiếp đầu ngữ (prefix, tiền tố) và tiếp vĩ ngữ (suffix, hậu tố) trong tiếng Anh chắc chắn bạn sẽ có vốn từng vựng khá.
5. PHƯƠNG PHÁP HỌC MỘT TỪ MỚI:
Theo tiến trình tự nhiên con người ta từ biết nghe, rồi nói, kế đến đọc và sau cùng viết. Để học một từ mới bạn cũng nên theo tiến trình này.
Đầu tiên chúng ta sẽ tập nghe giọng bản ngữ phát âm nó như thế nào. Rồi sau đó tập phát âm lại. Tiếp theo xem nghĩa của từ và ví dụ cách dùng rồi tập viết câu dùng từ đó.
Khi thấy một từ mới bạn không nhất thiết phải biết nghĩa tiếng Việt của nó. Mỗi từ có nghĩa trong ngữ cảnh nhất định. Hãy ghi lại cả câu có dùng từ đó. Dần dần với vốn từ ngày càng tăng bạn sẽ hiểu nghĩa của cả câu từ đó suy ra nghĩa của từ.
Cuốn sách English Vocabulary Organiser sẽ giúp bạn học tốt từ vựng hơn. Vào đây để tải về: Download
0 nhận xét:
Đăng nhận xét